02923.783.494

8 Loại mực in chuyển nhiệt phù hợp với các chất liệu khác nhau

Mực in offset

Tóm tắt nội dung

Mực in chuyển nhiệt là loại mực in chuyên dụng của công nghệ in chuyển nhiệt, chúng ta sử dụng máy in in hình ảnh lên giấy in, sau đó dùng nhiệt độ cao để ép lên các vật liệu in (vải áo, thủy tinh, pha lê, gốm sứ…) thì toàn bộ phần mực in sẽ bám lên bề mặt của vật liệu.

Điểm đặc biệt của mực in chuyển nhiệt là có khả năng chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không qua dạng chất lỏng, nên mực in có thể thấm hoàn toàn lên bề mặt sản phẩm, giúp cho hình ảnh in bền đẹp, sắc nét.

I. Lịch sử ra đời và phát triển của công nghệ mực in chuyển nhiệt

Không thể phủ nhận rằng ngành in đã đóng góp khá lớn trong một số lĩnh vực như báo chí, tranh ảnh, giáo dục…

Sự ra đời và phát triển của ngành in ấn đặc biệt là mực in chuyển nhiệt thực sự là một bước đột phá trong phổ biến tri thức. Và cũng không thể phủ nhận rằng ngành in đã đóng góp khá lớn trong một số lĩnh vực như báo chí, tranh ảnh, giáo dục…

Nhưng trước khi bàn về những đóng góp của ngành in, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngành in ấn trên thế giới và tại Việt Nam.

1. Trên thế giới

Trên thế giới, các nhà sử học nhận định rằng bản in khắc gỗ từ thế kỷ VII TCN là của Trung Quốc. Đây là phương pháp in được coi là đột phát lớn trong công nghệ in ấn  và được sử dụng rộng rãi vào thế kỷ IX.

Năm 1436 Triều Tiên tạo ra khuôn đúc bằng chữ đồng, hợp kim chì. Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, dễ tháo lắp, dễ sửa chữa đặc biệt là có độ bền tốt.

Giữa thế kỷ thứ 16, Johan Gutenberg được công nhận là phát minh ra ngành in Typo là ông tổ của ngành in ấn ở Châu Âu. Ông tạo mực in bằng dầu gai, và chiếc máy in được làm với nguyên lý ép mặt phẳng với mặt phẳng với công suất 100 tờ/giờ. Do đó giá thành in ấn giảm dần và được phổ biến rộng rãi cho tới hết thế kỷ XVII.

2. Tại Việt Nam

Đến thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ, thị Lang bộ lễ kiêm Bí thư giám học sinh Lương Như Học, trong hai lần đi sứ sang Trung Quốc đã nghiên cứu thêm kỹ thuật in khắc gỗ và cũng từ đó ông được tôn thờ làm tổ sư nghề in..

Trong giai đoạn 1930 – 1945 ngành in Việt Nam có những bước phát triển nhất định và đặt nền móng cho ngành in phát triển mạnh mẽ sau Cách mạng tháng tám.

Cũng trong giai đoạn 1930 – 1945, đây là thời kỳ văn học Việt Nam đang bước đầu vào giai đoạn có nhiều biến đổi. Nền văn học nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá, tư tưởng, trào lưu phương Tây và phân hóa thành nhiều trào lưu khác nhau như: văn học lãng mạn, phong trào thơ mới, văn học hiện thực….

Chính vì vậy trong giai đoạn này, việc in ấn những tập thơ, những cuốn truyện của các nhà văn, nhà thơ cũng nở rộ góp phần tạo nên một ngành in non trẻ của Việt Nam.

Xem thêm: 3 loại mực in mã vạch tốt cho in tem nhãn

II. Mực in chuyển nhiệt hoạt động ra sao?

Mực in chuyển nhiệt có thể bốc hơi ở nhiệt độ cao và di chuyển lên bề mặt giấy in. Sau đó các lỗ trên bề mặt giấy in được mở ra để cho hơi thuốc nhuộm đi vào, hơi thuốc nhuộm sẽ chuyển từ giấy in sang bề mặt vật liệu in. Khi nhiệt độ xuống thấp, các lỗ nhỏ này bị bịt kín, thuốc nhuộm nhanh chóng chuyển từ thể hơi sang thể rắn.

Mực in chuyển nhiệt nhờ có nhiệt độ cao sẽ được hấp thụ màu sắc vào phôi, hình ảnh in có chất lượng đẹp, sắc nét, đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng mực in chuyển nhiệt

Chỉ sử dụng mực in chuyển nhiệt cho những máy in chuyên dụng, vì khi máy in đã sử dụng mực in chuyển nhiệt sẽ khó chuyển sang sử dụng các loại mực khác.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra và bơm mực cho máy in để tránh trường hợp thiếu mực vì sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh in.

Mực in chuyển nhiệt luôn cần các lớp hóa chất phủ để hấp thụ mực in đều lên bề mặt vật liệu in, vậy nên hãy đảm bảo vật liệu in của bạn đã có sẵn lớp phủ.

III. Tổng hợp 8 loại mực in chuyển nhiệt phổ biến hiện nay

Hiện nay, kỹ thuật in chuyển nhiệt được mọi người sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Nó được hiểu là mộ quy trình của một chất không câng thông qua thể lỏng trước mà trực tiếp chuyển từ thể  rắn sang thể khí. Và được sử dụng một thiết bị máy ép nhiệt với một loại mực in đặc biệt gọi là mực in chuyển nhiệt. Thích hợp với trên mọi chất liệu: Áo thun, gỗ, gốm sứ, thủy tinh, vải, kim loại, sáp…

Trên thị trường hiện nay, đã có khá nhiều các loại mực in khác nhau phù hợp với các chất liệu khác nhau. Sau đây là những loại mực in được sử dụng rộng rãi trong công nghệ in chuyển nhiệt.

1.Mực in Offset:

Mực in offset
Mực in offset

Mực in Offset là một thể các hạt pigment được trộn đều trong chất liên kết hay chất dẫn. Hạt pigment dùng tạo màu và quyết định mực in trở nên trong suốt hay đục.

Trong lớp mực in offset chất dẫn phải được thay đổi trở nên một dạng đặc với độ nhớt là 40-100 Pa.s, độ ẩm cao, bền với nước để có thể kết dính các hạt pigment lên trên bề mặt của vật liệu in. Trong mực in offset sẽ không xảy ra hiện tượng như là tạo nhũ tương.

Khi sử dụng loại mực này đem lại hình ảnh cao nét.Ứng dụng lên nhiều bề mặt. Tốc độ in nhanh gấp nhiều lần so với công nghệ in phun.Chi phí cho một sản phẩm được tiết kiệm hơn nhiều. 

a. Các loại mực in offset gồm rất nhiều loại với tính chất khác nhau.

Điều này nhằm tạo tính phù hợp khi in trên bề mặt các loại vật liệu in khác. Có rất nhiều công thức mực in offset khác nhau tùy vào mục đích in ấn của bạn.

Thành phần mực in có thể khác nhau về độ trong suốt, độ bền sáng, độ bền nhiệt, độ bền với hóa chất và các chất tẩy rửa nếu không kể đến bề mặt vật liệu in. 

Khi in offset mực in sẽ tiếp xúc với nước tạo nên một độ ẩm nhất định trong suốt thời gian in. Tuy nhiên không nên để mực in offset pha lẫn với quá nhiều nước vì điều này sẽ làm cho bề mặt in ấn bị bắt màng dơ và phủ một lớp mực mỏng. Vấn đề này khá quan trọng trong quá trình in với mực in offset. Khi in cần có kỹ thuật in chính xác và kinh nghiệm thợ in để tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất. 

Có nhiều phương pháp để làm khô mực in offset khác nhau. Có một số loại mực in offset chứa dầu làm khô, nhựa thông kết hợp với dung môi để tăng quá trình làm khô và hấp thụ mực in. Ngoài ra còn có loại mực in offset khô bằng phương pháp gia nhiệt do sự bay hơi của các chất dung môi. 

2.Mực Inktec:

mực in inktec
mực in inktec

Mực in Epson InkTec là hệ mực in dạng nước, thường được gọi là mực in liên tục. Gồm 6 màu (Light Cyan, Light Magenta, Yello, Black, Cyan, Magenta).

Mực in Epson InkTec Hàn Quốc khá phổ biến cho máy in Epson 6 màu và 4 màu gắn hệ thống mực in liên tục, độ ổn định cao, hạt mực nhỏ, đều không gây hại cho đầu phun. Sử dụng trong chụp ảnh thẻ làm hồ sơ, in ấn Quảng Cáo ….

Mực in Inktec Hàn Quốc sử dụng được cho hệ máy in epson 4 màu và 6 màu. màu sắc tươi đẹp, sống động không gây hại đầu phun.

a. Ưu điểm mực in Inktec Hàn Quốc:

  • Hạt mực nhỏ, không gây hại đầu phun
  • Giá thành thấp, dễ mua ở bất kì đâu
  • Mực thấm nhanh vào vật phẩm in trong quá trình thao tác
  • Cho bản in sắc nét, màu sắc ổn định

b. Nhược điểm mực in Inktec Hàn Quốc:

  • Dễ bị nhòe màu khi gặp nước , nên sử dụng thêm các loại màng ép để giữ được bản in lâu hơn
  • Khả năng kháng nước thấp
  • Không in được trên các vật phẩm có màu tối
  • Không in được trên vải

3.Mực in gốc nước:

mực in gốc nước.
mực in gốc nước.

Mực in gốc nước được tạo ra bằng cách kết hợp dung môi chính là nước với các phụ gia khác như nhựa Acrylic, wax tổng hợp và bột màu. Mực này tan trong nước ở nhiệt độ thường, có thể in trực tiếp trên các chất liệu làm từ gốc xenlulozo như: giấy, vải, gỗ,…

Để nhận biết mực gốc nước, dựa vào thuộc tính, bạn nhỏ vài giọt mực vào nước, thấy tan nhanh thì đó là mực gốc nước. Bạn sẽ không cần sấy hay xử lý nhiệt với bản in mực nước, nó có thể khô tự nhiên trong điều kiện thường.

Là loại mực hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường .Và được sử dụng các chất liệu từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, gỗ, chiếu cói, … Mực in nhóm này để thường được để khô tự nhiên hay nói cách khác là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.

a. Ưu điểm:

  • Bản in màu đẹp, sắc nét, sống động. Màu sắc trên bản in màu nước đậm hơn màu gốc dầu rõ rệt. Nó phù hợp để in tranh, in bản thiết kế hay các loại tài liệu có nhiều hình ảnh, màu sắc,…
  • Giá thấp hơn mực gốc dầu. Do đó, nó phù hợp với in số lượng lớn sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể.
  • Không gây hại đầu phun: Bạn không phải kiểm tra thường xuyên, đầu phun sử dụng được thời gian dài.

b. Nhược điểm:

Đặc tính dễ tan trong nước nên nó không kháng nước, dễ bị lem khi tiếp xúc với nước.

Độ bền màu kém hơn mực gốc dầu, thường sau 4-6 tháng mực in sẽ bị phai mờ. Loại mực này chỉ thích hợp với các bản in sử dụng ngắn ngày. Nếu cần bảo quản có thể cán màng sau khi in.

4.Mực in gốc dầu:

mực in gốc dầu.
mực in gốc dầu.

Mực in gốc dầu phần lớn được điều chế từ dầu mỏ nên có mùi dầu, tùy vào hàm lượng dầu mà có mùi nồng hay nhẹ. Đây cũng là đặc điểm nhận biết đơn giản nhất, bạn ngửi thấy mùi dầu là mực in gốc dầu.

Do được điều chế từ gốc dầu mỏ nên đặc trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trưng khác nhau về xử lý trung gian.

a. Ưu điểm:

  • Bền màu hơn mực gốc nước. Các bản in có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần cán màng. Do đó, nó thích hợp in các loại tài liệu cần lưu trữ lâu dài.
  • Chi phí cao hơn mực gốc nước nhưng vẫn mềm hơn các loại mực hiện có trên thị trường.

b. Nhược điểm:

  • Hình ảnh in không đậm và sắc nét như mực in gốc nước
  • Vì thành phần có keo UV nên dễ gây nghẹt đầu phun, nhanh phải thay mới. Do đó, cần kiểm tra đầu phun thường xuyên, các 2-3 ngày in ấn một lần để tránh mực khô làm tắc đầu phun máy in.

5.Mực UV:

Mực in UV
Mực in UV

Mực in UV (Violet Ultra) là mực khi in chúng được làm khô bằng cách chiếu tia UV. Nó vẫn là mực in trên các loại vật liệu, nhưng mực khô thông qua một quá trình hoàn toàn khác. Có rất ít sự bay hơi của dung môi và  hấp thụ mực vào các vật liệu.

Một trong những lợi thế lớn nhất của mực UV là có rất ít  khí thải của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ra môi trường vì không có sự bay hơi của dung môi giống như với loại mực thông thường. Một ưu điểm khác của in UV là loại mực có thể làm khô trên nhựa và  chất nền không xốp khác, mực không có thời gian để ngấm vào giấy. Mực trên điểm in nằm lại trên bề mặt vật liệu,  nơi mà nó thể hiện một điểm in (T’ram) sạch ít loang, cuối cùng cho màu sắc rực rỡ hơn.

Mực UV là mực gốc dầu có đặc tính là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực này in được trên rất nhiều chất liệu và độ bám tốt.Trên thị trường có 2 loại mực UV : UV gốc dầu và UV gốc nước.Với mỗi loại đều có những ưu điểm đem lại khác nhau

 6. Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ):

mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)

Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu. Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng.

Tuy nhiên mực Plastisol phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dày. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.

Khi sử dụng laọi mực này sẽ tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Có thể dùng làm keo ép foil cũng tốt nữa. Dễ lên cao nếu sử dụng đúng loại High density.

 7.Mực Pigment UV:

mực in Pigment UV.
mực in Pigment UV.

Mực Pigment UV thuộc hệ mực kháng nước gốc dầu. Loại mực này được tăng cường thêm UV tạo độ bền màu chống tia cực tím, làm cho hình ảnh in ra bền bỉ, lâu phai màu. Việc sử dụng loại mực này, cho ta kết quả lâu phai, hình ảnh đẹp lại đẹp , sắc nét.

Pigment UV có ưu điểm là bền màu, lâu phai, hình ảnh đẹp, sắc nét, in được trên nhiều chất liệu giấy, độ dẫn mực tốt, không gây hại đầu phun.

Mực Pigment UV có độ bền màu cao nên là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng khi in những tài liệu quan trọng.

8.Mực in Sublimation:

mực in chuyển nhiệt Sublimation
mực in Sublimation

Mực in sublimation hay mực in chuyển nhiệt sublimation là một loại mực thăng hoa, kết hợp với thuốc nhuộm rắn và nhiệt độ cao để in mực trên chất liệu in. Loại mực sublimation được sử dụng nhiều nhất là mực Inktec Hàn Quốc và mực sublimation epson.

III. Các loại mực in có các thuộc tính như sau:

  • Hình ảnh sắc nét, độ bền màu cao.
  • Tốc độ truyền cao, dễ dàng để xử lý
  • Chống trầy xước tốt, chống rửa
  • Không gây hại đầu phun
  • Hệ mực liên tục in chuyển nhiệt gồm 6 màu: Bk, M, Y, C, LM, LC giúp mang lại bản in có màu sắc hài hòa, dễ sử dụng.
  • Phù hợp với tất cả các loại giấy in chuyển nhiệt, cho ra các sản phẩm với màu sắc sống động vượt trội, chất lượng hình ảnh và năng suất cao.
  • Mực Sublimation hoạt động ở chế độ in tốc độ cao mà không bị mất độ trung thực màu, chịu được nhiệt độ tối đa 220ºC.

Đây là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt, sau khi in lên 1 tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang 1 bề mặt khác, loại mực này sẽ thăng hoa sang bề mặt ấy.

Với mỗi loại mực đem lại khác nhau , nên tùy thuộc vào nhu cầu  mà các bạn có thể dùng loại mực nào cho phù hợp nhất.

Xem thêm: 7 loại mực máy in được nhiều người sử dụng

Hi vọng bài viết trên của Trang Nguyễn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích! Mọi thắc mắc về thông tin sản phẩm và các dịch vụ khác quý khách vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện cho nhân viên tư vấn 0916280727 để được hỗ trợ.

Đến Fanpage Trang Nguyễn

Hotline: 02923 783494 – 0916280727 để được tư vấn.

Nguồn: Trang Nguyễn

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Danh mục bài viết
Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline
Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM

MENU

Trang Nguyễn

DANH MỤC SẢN PHẨM