Trong quá trình sử dụng đồ dùng công nghệ, những lỗi sai sót là điều mà chúng ta đều khó tránh khỏi. Và máy tính cũng là một thiết bị không ngoại lệ. Do nhiều lý lo, từ chủ quan đến khách quan, máy tính có thể mắc nhiều lỗi khác nhau. Nhưng theo thống kê, lỗi phổ biến nhất hiện nay chính là lỗi màn hình. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề tại sao lại có lỗi này, cách ứng biến ra sao, chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây: Top 5 lỗi màn hình máy tính thường gặp nhất.
1. Lỗi màn hình máy tính không lên
Đây là một lỗi khá phổ biến và thường gặp khi bạn sử dụng máy tính, kể cả laptop hoặc PC. Máy bị đen một cách rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này đa phần là do thiết bị của bạn dùng đã quá lâu năm. Cụ thể là lâu ngày không khởi động lại, hoặc không thường xuyên đến trung tâm bảo dưỡng. Khi các thiết bị làm việc liên tục, hết công suất, chúng phải cần được những chế độ ưu đãi tốt nhất. Cũng như con người, máy móc cũng có tuổi thọ. Đến 1 thời điểm nhất định, máy tính sẽ có những hư hỏng nhất định. Nhất là về phía màn hình, bộ phận nhạy cảm và hoạt động năng suất nhất.
Nguyên nhân thứ yếu xảy ra đó là nguyên nhân khách quan. Đầu tiên, hãy thử kiểm tra giắc cắm giữa dây nối màn hình và máy tính. Chúng có thể bị cắm lỏng lẻo, bị chuột cắn, hoặc dây bị hỏng. Nếu không phát hiện lỗi, hãy thử bước tiếp theo, xem xét lại khe RAM. Thanh RAM bị lỏng, có vấn đề thì màn hình máy cũng không thể hoạt động. Cuối cùng, thử kiểm tra lại card màn hình.
Những việc bạn có thể làm để khắc phục lỗi màn hình không lên
* Restart lại máy tính. Ở trường hợp này bạn cần giữ nút power 5 đến 7 giây cho đến khi máy tính khác hẳn và không còn nhìn thấy bất cứ đèn sáng hay bất cứ tiếng động gì. Lúc này bạn sẽ nghe tiếng quạt ngừng chạy cũng như thấy đèn hiệu trên thùng CPU cũng tắt luôn. Bạn cần chờ khoảng 30 giây, rồi bấm nút Power để khởi động lại máy. Màn hình sẽ khởi động lại như cũ.
* Cắm chắc dây nối giữa màn hình và máy tính. Dây cable bị lỏng là nguyên nhân thường gặp khi máy tính không lên hình. Rút dây ra cắm đi cắm lại, và đừng quên vặn chặt 2 con ốc ở 2 đầu nối để đảm bảo chắc chắn.
* Thay lại card màn hình và thanh RAM mới.
* Nếu các bước trên không hiệu quả thì bạn nên đem máy đến các cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng.
2. Lỗi màn hình máy tính bị sọc
Đây là một lỗi cũng khá phổ biến trong máy tính. Màn hình máy tính bị sọc sẽ đem đến cảm giác vô cùng khó chịu cho người sử dụng. Hai kiểu sọc phổ biến là sọc ngang và sọc dọc. Sọc thường có màu xanh, đen trắng, hồng,… Nếu không xử lý kịp thời các vết sọc sẽ dần lan ra toàn màn hình và cách khắc phục cũng sẽ phức tạp hơn.
Có nhiều nguyên nhân khiến màn hình máy tính bị sọc. Các nguyên nhân thường gặp nhất đó là: Hỏng VGA, hỏng màn hình, hỏng cáp, xung đột phần mềm hoặc driver không tương thích. Cùng xem một số cách để khắc phục.
Hỏng VGA:
VGA là nội thiết bị bên trong màn hình. Cách duy nhất để sửa nó là bạn phải tháo rời nó ra để sửa chữa và hàn lại các linh kiện. Tuy nhiên, bạn không thể tự tháo rời nếu không có chuyên môn và trình độ. Hãy mang máy của bạn đến các cửa hàng sửa chữa uy tín để thực hiện thao tác này.
Hỏng màn hình:
Nếu màn hình bị sọc do hỏng màn hình, bạn cần thay ngay một màn hình mới. Giá bán màn hình hiện nay dao động vào khoảng 1 triệu đồng hơn.
Hỏng cáp:
Có thể cáp của bạn bị va đập, bị tác động ngoại lực khiến màn hình bị lỗi. Cách xử lý phổ biến là mua cáp khác để thay thế.
Do xung đột phần mềm:
Đây là lỗi hiếm khi xảy ra nhất. Khi bạn thấy màn hình DOS không bị sọc, mà màn hình window lại bị sọc khi bật máy. Đây đích thị là lỗi do xung đột phần mềm. Cách để xử lý tình huống này là bạn hãy cài đặt lại driver card hoặc cài đặt lại window.
3. Lỗi màn hình máy tính bị nháy
Vào một ngày khi bạn mở máy tính lên sử dụng thì gặp phải trường hợp lỗi màn hình máy tính nhấp nháy liên tục. Đây là lỗi mà mọi người đều không hề mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do tần số quét của màn hình không chính xác. Theo quy chuẩn, tần số quét của màn hình máy tính ở trong khoảng 50-75Hz. Nếu màn hình có các dấu hiệu như bị giật, nhấp nháy, bị rung rất có thể là do tần số quét của màn hình bị loạn.
Cách khắc phục
Cách khắc phục lỗi này bạn có thể tự thao tác tại nhà theo quy trình sau. Nhấp chuột phải vào desktop ->Properties ->Setting ->Advanced ->Monitor.
Bạn cũng có thể chọn trong mục Screen refresh rate tần số cao hơn cho phù hợp với máy. Lưu ý là không chỉnh tần số quét quá cao vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của màn hình.
4. Lỗi màn hình bị thu nhỏ
Lỗi màn hình máy tính bị thu nhỏ 2 bên màu đen chắc hẳn là lỗi khá phổ biến. Lỗi này hay ập đến bất ngờ đối với những bạn hay sử dụng máy tính và sử dụng tính năng tinh chỉnh độ phân giải màn hình. Bạn không sử dụng bất cứ một ứng dụng nào nhưng máy bỗng dưng bị lỗi như vậy thì nên xem xét lại. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp để sửa lại.
Bạn có thể khắc phục lỗi màn hình laptop bị thu nhỏ theo hướng dẫn sau:
Nhấp chuột phải vào màn hình desktop => Properties => Setting => Giảm độ phân giải của màn hình đi rồi đặt ở mức phù hợp => Apply => OK
Khi đã thực hiện thao tác trên mà vẫn không được, bạn nên kiểm tra lại Driver VGA để cài đặt lại. Cách thứ hai đó là mang đến tiệm để nhân viên có chuyên môn khắc phục lại cho bạn.
5. Lỗi màn hình máy tính bị ngược
Và cuối cùng chúng tôi xin được đề cập đến một lỗi khá ngớ ngẩn mà mọi người hay mắc phải. Đó là lỗi màn hình máy tính bị ngược. Đây là lỗi do phía chủ quan của bạn. Lỗi màn hình máy tính bị đảo ngược 180 độ là lỗi mà người dùng máy tính hay gặp phải. Nguyên nhân có thể là do bạn đã ấn nhầm phím tắt nào đó hoặc cài đặt các ứng dụng khiến máy bị thay đổi các thiết lập màn hình, … Người dùng sẽ không thể nào sử dụng được khi máy tính bị ngược.
Trên đây là top 5 những lỗi màn hình máy tính hay gặp nhất mà chúng tôi thống kê được từ những người sử dụng. Mong rằng bài viết này có ích đối với những bạn đang gặp khó khăn và chưa biết cách khắc phục thế nào. Đừng quên tìm đọc thêm những thông tin thú vị khác về máy tính và các ứng dụng khác nhé!
Nguồn Cty Trang Nguyễn