Máy in phun hoạt động theo nguyên lý phun mực thành từng giọt lên chất môi giới chỉ định để in ra nội dung văn tự hoặc hình vẽ, đầu tiên là do máy tính phát ra tín hiệu, sau đó vòi phun của máy in phun sẽ căn cứ vào nội dung của các tín hiệu khác nhau mà điều khiển vòi phun phun ra những loại mực thích hợp. Nếu sử dụng máy in phun đen trắng thì cho dù nội dung đem in có hiển thị màu gì đi nữa, máy in phun đen trắng vẫn phun ra màu mực đen. Còn đối với những nội dung in màu, máy sẽ tự động chuyển thành màu xám, những nội dung màu cần in sẽ tự động chuyển thành các tầng màu khác nhau.
1. Những tính năng cơ bản của máy in phun
1.1 Tốc độ in
Máy in phun hiện nay có tốc độ in trung bình từ 12 – 20 trang A4/phút hoặc hơn đối với các máy in chuyên dụng. Các kiểm chứng thực tế cho thấy để in một trang màu ‘bình thường’ (văn bản và hình ảnh), các máy in phun cần ít nhất từ 30 đến 60 giây, còn muốn in đẹp (hình ảnh) thì 2 phút trở lên là chuyện thông thường. Đó là chưa kể đến khác biệt giữa văn bản chữ không dấu (tiếng Anh chẳng hạn) với văn bản chữ có dấu (tiếng Việt): in văn bản chữ Việt mất thời gian gần gấp 2 lần.
1.2. Độ phân giải.
Số điểm mực trên một inch vuông. Về điều này thìmáy in phun có thể tự hào rằng mình là dân ‘thứ thiệt’, bạn sẽ thấy rất đa dạng và phong phú về độ phân giải: 1440×720 dpi, 2880×720 dpi, 4800×1200-optimized dpi, cho đến 5760×1440-optimized dpi. Nhiều máy in phun dùng kỹ thuật phần mềm để nội suy, tạo thêm những điểm ảnh, cho phép in đường nét trơn tru, hình ảnh mịn và chi tiết hơn. Độ phân giải cao 4800 của là giá trị được ‘optimized’.
1.3. Chất lượng in
Nếu công việc của bạn đòi hỏi in màu, chất lượng hình ảnh là quan trọng thì máy in phun là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, không phải tất cả các máy in phun màu đều in đẹp. Độ phân giải in, mực in và cả giấy in mới là yếu tố cuối cùng cho một bản in hoàn hảo. Phải đảm bảo mực in đúng loại, giấy in chuyên dụng phù hợp với tính chất của bản in thì mới mong có được một kết quả mỹ mãn. Các nhà sản xuất thường khuyên dùng loại giấy được tráng một lớp hóa chất đặc biệt (inkjet paper, photo quality paper, v.v…) để có được bản in bóng, đẹp (nhất là khi in ở độ phân giải cao, nhiều máy in chỉ chấp nhận in trên đúng loại giấy chuyên dụng mà thôi).
1.4. Chi phí in
Máy in phun thường sử dụng 2 hộp mực trở lên, một hộp mực màu (3 màu) và một hộp mực đen. Thường giá thành của mực máy in phun khá đắt, số trang in được cũng ít hơn. Trung bình bạn chỉ có thể in được vài trăm trang A4 (trên dưới 500 trang) với độ phủ mực tương đối. Hiện dòng máy in C43X đang được giới thiệu là có giá mực in rẻ (khoảng 25 USD/bộ), tạo cơ hội cho người dùng in ấn ‘thoải mái’ hơn. Máy in phun còn có loại sử dụng 4 hộp mực rời, cho phép bạn có thể thay đổi bất kỳ màu nào dùng hết. Giấy in cũng đóng yếu tố quan trọng trong việc tiêu hao mực in. Nếu in đúng loại giấy chuyên dụng, lượng mực in có thể được tiết kiệm hơn so với in trên giấy bình thường do độ thấm mực cao hơn. Nhưng bù lại bạn phải tốn thêm tiền cho giấy in, mà thường thì chẳng phải rẻ.
1.5. Các tính năng phụ.
Ngoài tốc độ in càng nhanh càng đỡ tốn thời gian, kích thước hạt mực nhỏ, bản in khô nhanh, không bị lem lại là điều kiện tiên quyết. Ngoài ra tính năng in ‘tràn’ (borderless) ở các máy in ảnh cũng là một đặc điểm thú vị, bạn có thể in được những hình ảnh đến khổ A4 mà không cần chừa lề, hay những bản in cứ như hình rửa vậy! Ở một số máy in ảnh còn có chức năng in trực tiếp từ thẻ nhớ, ổ CD di động… mà không cần đến máy tính.
2. Cấu tạo của máy in phun
Đầu in: Là nhân của máy in phun , đầu in bao gồm hàng loạt vòi phun được dùng để phun những giọt mực ra
Đầu mực in ( Hộp mực ): Phụ thuộc vào nhà sản xuất và kiểu của máy in . Đầu mực in sẽ có kết hợp nhiều kiểu như tách riêng màu đen và đầu in màu , màu và đen trong cùng một đầu mực in hoặc thậm trí mỗi một màu có một đầu mực in riêng . Nhiều loại đầu của một số loại máy in phun bao gồm ngay bên trong đầu in.
Motor bước đầu máy in: Motor bước di chuyển bộ phận đầu in ( đầu in và đầu mực ) đằng sau và từ bên này sang bên kia của giấy . Một vài máy in có Motor bước khác để chuyển bộ phận đầu in tới một vị trí cố định cho trước khi máy in không hoạt động . Việc chuyển vào vị trí đó để bộ phận đầu in được bảo vệ khi một va chạm bất ngờ.
Dây Curoa: Nó được dùng để gắn bộ phận đầu in với Motor bước.
Thanh cố định: Bộ phận đầu in dùng thanh cố định để chắc chắn để sự di chuyển là chính xác và điều khiển được.
Khay giấy: Hầu hết máy in phun đều có bộ phận khay giấy để đưa giấy vào bên trong máy in . Một vài máy in bỏ qua khay giấy chuẩn thông thường mà dùng bộ phận nạp giấy ( Feeder ) . Feeder thông thường mở để lấy giấy tại một góc ở sau máy in và nó giữ nhiều giấy hơn khay giấy truyền thống.
Trục lăn: Nó kéo giấy từ khay giấy hoặc phần nạp giấy tiến lên phía trước khi bộ phận đầu in sẵn sàng cho công việc in tiếp theo Motor bước cho bộ phận nạp giấy . Nó kéo trục lăn để chuyển giấy vào vị trí chính xác.
Nguồn cung cấp: Đối với những máy in trước kia có một Adaptor bên ngoài để cung cấp nguồn cho máy in thì hiện nay hầu hết chúng được tích hợp bên trong máy in.
Mạch điều khiển: Một mạch điện phức tạp bên trong máy in để điều khiển tất cả mọi hoạt động như giải mã tín hiệu thông tin gửi từ máy tính tới máy in ….
Cổng giao diện: Nhiều máy in dùng cổng song song , nhưng hầu hết máy in mới bây giờ đều dùng giao diện cổng USB . Có một vài máy in dùng cổng nối tiếp hoặc cổng SCSI.
3. Kết nối với thiết bị khác
3.1. Kết nối với máy tính
Máy in có thể kết nối với máy tính qua cổng LPT truyền thống hoặc các cổng USB (đa số các máy in hiện nay đều có khả năng kết nối với cổng USB của máy tính).
3.2. Kết nối với mạng máy tính
Máy in có thể được kết nối với mạng máy tính thông qua cổng RJ45 để chia sẻ in chung trong một mạng LAN (hoặc có thể là mạng WAN rộng lớn hơn).
3.3. Các kiểu kết nối khác
Một số máy in hiện nay đã hỗ trợ truyền dữ liệu thông qua bluetooth hoặc Wi-fi, điều này tạo thuận lợi cho việc in ấn từ các thiết bị di động, máy ảnnh số vốn rất phổ biến hiện nay.
3.4. Thiết bị đa năng
Ngày nay với xu hướng tích hợp nhiều công nghệ trong một (All-in-one) chức năng in ấn cùng các tính năng khác có thể tích hợp thành một thiết bị văn phòng hoàn chỉnh. Ví dụ kết hợp chức năng in ấn, chức năng photocopy, chức năng scan, chức năng gửi và nhận fax, điện thoại… Có thể cùng có mặt trên một thiết bị mà người ta khó có thể đặt tên chính cho nó hoàn toàn theo một chức năng nào.
4. Ưu và nhược điểm của máy in phun
4.1. Ưu điểm
Cho bản in tuyệt vời với hình ảnh và tài liệu nhiều màu sắc. Máy in phun làm việc tốt hơn trong pha trộn màu sắc mịn hơn máy in laser.
có chi phí ban đầu thấp và ít tốn kém hơn so với máy in laser Máy in phun và hộp mực in phun cũng rẻ hơn so với hộp mực laser.
Máy in phun có thể in trên nhiều loại giấy, bao gồm giấy ảnh bóng, giấy văn phòng và thậm chí cả một số vải.
Hầu như không có thời gian khởi động trước khi in.
Hộp mực máy in phun có thể được nạp lại và tái sử dụng, giảm bớt chất thải cho môi trường và tiết kiệm tiền.
Máy in phun có xu hướng nhỏ hơn, nhẹ hơn và dễ dàng hơn để duy trì hơn so với máy in laser.
4.2. Nhược điểm
Mực in phun là dựa trên nước vì vậy các bản in dễ bị hư hỏng khi gặp nước và mờ dần.
Hộp mực in cần được làm sạch thường xuyên. Mặc dù máy in thực hiện bảo trì này tự động, nó thải ra rất nhiều mực.
Máy in phun đang tăng tốc độ in lên nhanh hơn, nhưng vẫn còn rất chậm so với máy in laser. In với số lượng lớn đó là một thách thức đối với máy in phun.
Một số máy in phun sẽ tạo ra màu xám, văn bản mờ nếu in trên chế độ in plain.
Máy in phun có khay giấy công xuất thấp chỉ khoảng 50 – 100 tờ. khay giấy đầu ra gần như không tồn tại, điều này có thể là một vấn đề nếu bạn in rất nhiều.
Nguồn Cty Trang Nguyễn