02923.783.494

Hướng dẫn sử dụng máy quét tài liệu

Tóm tắt nội dung

MÁY QUÉT ẢNH LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Tương tự như máy sao chụp (Photocopy). Một thiết bị tích điện kép (Charge-Coupled Device -CCD) sẽ thu lấy hình ảnh điện tử trên trang giấy bằng cách biến cường độ sáng phản xạ từ đó lên thành thông tin số. Bạn có thể lưu bằng phương pháp điện tử những thông tin này trên đĩa, dưới dạng một tập tin, rồi đưa nó ra máy in, hoặc dùng nó như ảnh bitmap để chèn vào một chương trình ấn loát văn phòng. Bạn cũng có thể gửi trực tiếp các tài liệu scan vào một chương trình fax, hoặc dùng phần mềm nhận dạng ký tự bằng quang học (optical-character-recognition – OCR) chuyển chúng thành văn bản ASCII để có thể đưa vào trình xử lý văn bản yêu thích của mình. Nói chung, cấu tạo của máy scan gồm ba bộ phận chính: Thấu kính nhạy quang, cơ cấu đẩy giấy cho phép bạn có thể tiến hành scan ở một vùng xác định trên trang, và mạch logic điện tử dùng để biến đổi ánh sáng phản xạ thành hình ảnh điện tử.

Với các công nghệ thiết kế khác nhau, máy scan có thể ghi lại các hình đen-trắng, theo thang độ xám, hoặc màu của nguồn sáng phản xạ. Các máy scan đơn giản nhất thì ghi hình theo dạng thức đen – trắng, loại tinh vi hơn có thể ghi các mức màu xám khác nhau hoặc ghi màu. Máy scan đen trắng chỉ ghi sự khác biệt về cường độ sáng bằng hai trạng thái: có chấm hoặc không (đen hoặc trắng). Với cùng bức ảnh đó, các máy scan thang màu xám biến đổi cường độ ánh sáng phản xạ thành một loạt các điểm (pixel) có độ xám khác nhau. Giống như card video của bạn, máy scan có thể cho số lượng mức xám từ 4 đến hơn 16 triệu mức.

Máy scan màu cũ dùng cơ chế scan ba lần để ghi lại các sắc màu bằng cách rọi lần lượt lên tài liệu các nguồn sáng đó, lục, và xanh. Các kiểu mới dùng công nghệ scan một lần hiệu quả hơn. Thông tin màu thu được thông qua các bộ lọc đặc biệt trong CCD hoặc nhờ các lăng kính ba màu có thiết kế đặc biệt .

Thành phần quan trọng thứ hai của máy scan là cơ cấu phân phối tài liệu vào bộ phận cảm biến quang. Các phần tử cảm biến quang chạy trên mặt giấy là một quá trình cơ học có thể gây ra méo hình điện tử. Có một số kiểu phân phối giấy được dùng trong ba loại máy scan phổ biến. (xem câu hỏi 2 bên dưới).

Bộ phận quan trọng thứ ba của máy scan là mạch logic dùng để chuyển đổi các thông tin scan được thành ảnh số. Tuỳ mục đích sử dụng, bạn có thể scan một hình với các độ phân giải khác nhau để truyền fax, để biến đổi văn bản bằng OCR, hoặc để dùng với chương trình chế bản. Các thuật toán cài bên trong máy scan sẽ gọt giũa kết cấu tổng thể của hình ảnh này bằng cách sửa các chi tiết và loại trừ méo dạng do quá trình scan cơ học gây ra.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY QUÉT ẢNH

Chắc ai cũng từng có những lần có tấm ảnh quý giá cũ kỹ của gia đình hay tấm ảnh của bạn gái cực thân và nhọc nhằn lắm mới mượn được… muốn scan vào máy sao cho đẹp…hoặc đôi lúc scan cả hình có tram nữa Vậy ai có kinh nghiệm sử dụng máy scan sao cho đạt chất lượng tốt nhất trên máy scan thông thường! Thấy đây là vấn đề thường ngày nên chủ đề này danh cho mọi người , ai có kinh nghiệm thì góp ý với nhé!

Máy scaner (chỉ nói dạng phẳng). Ánh sáng phản xạ từ bài mẫu được thanh CCD, chứa hàng triệu CCD (tùy theo chất lượng máy scaner mà số lượng CCD nhiều hay ít, số CCD quyết định độ phân giải của máy scaner) thu nhận tín hiệu. Như vậy khi quét bài mẫu thanh CCD thu nhận tín hiệu theo một lưới điểm chiều ngang là khoảng cách các CCD và chiều dọc là bước di chuyển của thanh CCD—> tạo nên một lưới tram vô hình có góc xoay là 0độ.

– Chính lưới tram này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng morie khi quét bài mẫu đã tram hóa. VÌ thế mà càng quét với độ phân giải cao, máy scan tốt thì càng nhìn rỏ morie. Tùy vào tờ in có góc xoay ở các màu như thế nào mà hiện tượng morie xảy ra với từng màu nhiều ít khác nhau. Và theo như tôi so sánh thì ở các màu C, M, Y xảy ra morie nhiều và ngang nhau (tùy bài mẫu có nhiều màu gì) đây là 1 vài lưu ý trong quá trình quét ảnh ở máy quét ảnh phổ thông:

– Cần lau sạch kính trước khi quét ảnh. Nhấn vào nút Preview để kiểm tra một lần nữa xem có bụi bám vào ảnh không trước khi bạn điều chỉnh các chế độ.

– Chỉnh chế độ Histogram sao cho những điểm bóng và điểm nhấn không bị trùng lẫn, toàn bộ vùng đã được chọn sẽ được quét lên. Tiếp đó đóng cửa sổ Adjustment, chọn chế độ màu 24 bit và xác định độ phân giải là 300 dpi(độ phân giải thực của máy scan phổ thông)hay cao hơn nếu scan hình chụp hay hình nét. Đây là những giá trị về độ phân giải và độ sâu cần thiết để có thể in ra ảnh đã quét.

– Đừng nên lạm dụng chế độ scan độ phân giải quá cao nếu ko cần thiết vì đó có thể là độ phân giải nội suy mà thôi. Khi đó tấm ảnh của bạn xét về bản chất sẽ ko thật nữa.

Mấy điều trên thì chắc ai cũng biết rồi nhưng có 1 vấn đề mà ít ai để ý thậm chí chưa hề thấy bất kỳ ai nói đến khi quét hình có tram AM phổ thông trong chế độ xóa tram mà mình để ý và nhận thấy.

Đó là các bạn chỉ có thể scan tối đa 200 dpi thôi, nếu bạn scan cao hơn thì tính năng xóa tram của máy scan coi như vô tác dụng.

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỘ NÉT CỦA ẢNH KHI SỬ DỤNG MÁY QUÉT

Các yếu tố quyết định độ nét của ảnh khi sử dụng máy scan bao gồm:

Độ sắc nét ( tùy thuộc vào số bit)

Độ phân giải

Nếu scan 1 BM đã in( có tram)

Xác định loại BM ( nét, người, phong cảnh): scaner đã lập trình những thuật toán riêng cho từng loại BM. Cái này tùy thuộc vào productor

Xác định điểm sáng tối ( tối ưu hóa khoảng rộng mật độ. Sao cho thể hiện chi tiêês nhiều nhất ở cả 3 phần: Dark / Middle / Light

Xác định độ phân giải, độ thu phóng ( phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của người sử dụng. Ví dụ khi in Offset 150 lpi -> scan ~ 300 dpi , ống đồng 175lpi …, có trường hợp không cần scan độ phân giải cao là đối với những poster size lớn ở vị trí quá xa đối với người quan sát thì không cần độ phân giải cao. Có bạn nào hay đi xe buýt thử xem poster ở trạm xe thì thấy: Tram to đùng như con ngỗng

Descreening: (đây là chế độ xóa tram) xóa tram để tránh bị moiré. Nhưng sau đó tốt nhất nên unshape trong photoshop để hình lấy lại độ sắc nét

Mức độ xóa tram cũng khác nhau

Tram mịn -> xóa tram ít

Tram thô -> xóa tram nhiều

Khi scan đặt bài mẫu ta nên đặt lệch góc 45 độ như vậy sẽ giảm thiểu được hiện tượng morie. (cách đặt bài mẫu lệch chỉ áp dụng với bài mẫu là tờ in)
Dùng photoshop xoay bài mẫu lại ngay ngắn sau đó dùng filter/ noise/ despeckle (1-2lần) + filter/ noise/ dust scrachts: Radius 1, thresold 10. Nếu hình hơi mờ bạn có thể dùng filter/ shapen/ unshap mark để tăng chi tiết cho hình ảnh.

Chọn đường dẩn lưu file

CÁC TÍNH NĂNG VÀ LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG

Khi chọn mua máy quét, bạn phải cân đối giữa chất lượng ảnh quét, tốc độ quét, trình điều khiển máy quét và các phần mềm hỗ trợ. Cũng rất may là các máy quét hiện nay đều có các tính năng cao cấp như quét ở độ phân giải 2400 dpi, cho phép quét phim và kết nối cổng USB 2.0.

Các tính năng Máy scan – Máy quét ảnh

Bạn cần biết qua các tính năng quan trọng để chọn mua máy quét phù hợp với công việc, đạt hiệu quả cao.

Độ phân giải của Máy scan – Máy quét ảnh

Ở đây chỉ đề cập đến độ phân giải quang học – độ phân giải thực của máy, còn độ phân giải nội suy chỉ là sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng và thường không có ý nghĩa nhiều trong chất lượng hình quét. Ðộ phân giải hiện vẫn ở mức 4800 dpi, tuy nhiên chất lượng hình quét đẹp hơn nhờ các nhà sản xuất đưa vào các công nghệ hỗ trợ và các tính năng dễ sử dụng. HP đưa ra công nghệ Photo Restoration để tái tạo ảnh cũ cho màu sắc tươi hơn. Tương tự, Microtek đưa ra công nghệ Digital ICE chỉnh sửa các vết trầy xước và nếp gấp trên ảnh, đồng thời xóa đi các vết bụi và xơ vải, công nghệ ColoRescue (cũng của Microtek) để quét những ảnh để lâu bị ố vàng, phục hồi lại màu sắc giống như tình trạng ban đầu. Epson đưa ra công nghệ Micro Step Drive nhằm khắc phục độ phân giải của ảnh quét theo chiều dọc, giúp màu sắc hình quét trung thực, tránh được tình trạng ảnh bị răng cưa. Công nghệ Simultaneous RGB Scan của Epson giúp máy bắt cả 3 màu RGB cùng lúc, cho màu sắc trung thực hơn. Genius đưa ra công nghệ Auto-density cho bộ quét phim giúp máy tự động điều chỉnh khả năng quét màu của phim, cho hình ảnh chất lượng cao và sống động. Canon đưa ra công nghệ MultiStream scanning tạo ra hai hình trong một lần quét, có thể quét ảnh màu và đen trắng để nhận dạng văn bản. Kodak đưa ra công nghệ Perfect Page giúp tự xoay ảnh quét mặt định, phát hiện và loại bỏ trang trắng, hiệu chỉnh độ nghiên, loại bỏ vùng tối và báo lỗi khi có hiện tượng cuốn 2 tờ…

Độ sâu màu.

Là số dữ kiện màu (và sắc xám) mà máy quét có thể ghi nhận lại trên máy, được đo bằng số bit trên mỗi điểm ảnh. Độ sâu màu ở các máy quét hiện vẫn ở mức 48-bit màu, có lẽ đây là mức tới hạn. Tuy nhiên với người dùng bình thường thì chỉ cần độ sâu màu ở mức 24-bit đủ.

Công nghệ cảm biến. Có hai công nghệ thường được sử dụng trong máy quét: công nghệ CCD (charge-couple device) và công nghệ CIS (contact image sensor). Với công nghệ CCD cũng được dùng trong máy ảnh số. Công nghệ CIS có sau này, cho tốc độ quét nhanh hơn nhưng ngược lại làm giảm độ nét của ảnh so với CCD. Các nhà sản xuất thường sử dụng chủ yếu công nghệ CCD vì cho ảnh quét đẹp hơn và mức độ chuyển màu cũng mịn hơn. Công nghệ CIS không thể dùng để quét phim và không có chức năng nạp giấy tự động để quét.

Bộ quét phim.

Chất lượng quét phim dương bản slide ở các máy quét sau này dược cải tiến nhiều: cho hình ảnh sắc nét và chất lượng ảnh cũng đẹp hơn. Hầu hết các nhà sản xuất đều đưa tính năng quét phim vào các máy quét thông dụng, các máy quét chuyên dụng thường có thêm các khung định vị để quét nhiều kích cỡ phim slide khác nhau. Chức năng quét phim âm bản chất lượng chưa đạt ở hầu hết các loại máy quét, hình đục và tối, thời gian quét cũng lâu hơn so với quét phim slide.

Giao tiếp.

Các máy quét ohổ thông hiện nay chủ yếu dùng giao tiếp USB 2.0. Các sản phẩm dùng cho chế bản chuyên nghiệp thường có thêm cổng SCSI hay WireFire.

Phần mềm đi kèm. Sau khi quét hình và chuyển file vào máy tính, bạn cần phải chỉnh sửa hình như căn chỉnh sáng tối, tăng độ tương phản, xóa hiện tượng mắt đỏ trong hình… Hầu hết các máy quét đều có phần mềm cho phép chỉnh sửa hình như Adobe Photoshop. Ngoài ra còn có phần mềm nhận dạng chữ (ORC) và nhiều tiện ích khác đi kèm.

Phím thông minh.

Khuynh hướng sau này các máy quét nhắm vào người dùng gia đình và văn phòng đều có các nút chức năng nhằm giúp dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian. Chỉ cần một thao tác nhấn là có thể quét được hình, thực hiện lệnh copy, email hình vừa quét, nhận dạng văn bản (ORC), quét và đưa hình lên web…

Lời khuyên cho người dùng khi sử dụng Máy quét ảnh

Nên chọn máy quét phẳng vì sự tiện lợi và tính dễ sử dụng.

Máy quét cầm tay thường có giá rẻ, bạn nên mua khi thường xuyên có nhu cầu quét văn bản, ưu điểm của nó là tính linh động, nhỏ gọn.

Chọn máy quét có độ phân giải thấp nhất là 1200dpi vì rất có thể bạn sẽ cần để vừa in ấn hình vừa quét chứ không chỉ đơn thuần lưu trữ hay đưa hình lên web.

Hãy kiểm tra máy tính của bạn có cổng USB 2.0 không vì hầu hết các máy quét sau này đều sử dụng cổng USB 2.0 cho tốc độ quét khá nhanh.

Với người dùng trong các doanh nghiệp, các tính năng như quét tự động văn bản, quét phim, vùng quét rộng cũng đáng để bạn quan tâm khi chọn mua máy quét.

Cty Trang Nguyễn

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Danh mục bài viết
Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline
Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM

MENU

Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM