02923.783.494

Hướng dẫn build PC vừa mạnh vừa tiết kiệm chi phí

Tóm tắt nội dung

Bạn đang có nhu cầu tự xây dựng cho mình một dàn PC phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới về hướng dẫn build PC vừa mạnh vừa tiết kiệm chi phí nhé

Hướng dẫn build pc
Bộ máy bàn

Bạn đang muốn tự build cho mình một dàn PC phù hợp như có vô vàng câu hỏi đặt ra trong đầu. Mua linh kiện như thế nào để có một dàn máy tính bàn tốt? Lắp ráp máy tính như thế nào? Cách cắm dây máy tính ra sao? Cách nối dây máy tính? Cách lắp cây máy tính với màn hình? Cách lắp thêm ổ ssd cho pc? Cách lắp ram ra sao?….Để bạn có thể thuận lợi lắp đặt một dàn máy tính với những kinh kiện được kết nối tương thích và hoạt động mạnh thì bạn cần phải tìm hiểu rất nhiều thông tin về nó.

Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn build PC cho bạn vừa tốt vừa tiết kiệm cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé.

I – Cân nhắc trước khi build bộ pc

Trước khi tìm hiểu về hướng dẫn build PC chi tiết, thì bạn cần phải làm rõ 2 vấn đề đó là nhu cầu của bạn như thế nào và tài chính của bạn ra sao. Từ đó sẽ có cách build PC phù hợp với nhu cầu.

1. Xác định nhu cầu

Trước khi bạn mua những linh kiện để build thành một dàn PC khủng thì bạn phải xác định được nhu cầu build hiện tại của bạn là gì?

– Để chơi game thì sẽ một dàn máy nhanh, hoạt động tốt

– Để sử dụng nhu cầu thiết kế đồ họa thì sẽ chú trọng đến hình ảnh hiển thị….

Từ nhu cầu sử dụng của bạn mới có thể lựa chọn những linh kiện cho phù hợp

2. Xác định ngân sách

Khi đã biết được nhu cầu của mình đang cần dàn máy như thế nào thì việc xác định ngân sách cũng là một điều không kém phần quan trọng. Bạn cần xác định được ngân sách hiện tại của bạn có thể chi ở mức bao nhiêu thì mới lựa chọn được linh kiện phù hợp. Nếu nhu cầu bạn quá cao mà ngân sách thì hạn chế như vậy cũng khó thực hiện được.

II – Hướng dẫn build pc cơ bản

Nếu bạn đang có nhu cầu lựa chọn một PC thật tốt cho mình thì bài viết bên dưới sẽ gợi ý giúp bạn. Tùy theo sở thích, tùy theo mục đích và tùy theo túi tiền của mỗi người sẽ build những dàn PC khác nhau. Và thông thường bạn cần quan tâm đến những bộ phận sau:

– CPU / Bộ xử lý

– Bộ nhớ (RAM)

– Bo mạch chủ

– Card đồ họa (VGA)

– Ổ cứng lưu trữ SSD hoặc HDD

– Hệ thống tản nhiệt

– Bộ cấp nguồn (PSU)

– Case bảo vệ

– Thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, tai nghe,…)

Dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết những thông số, chức năng của từng bộ phận để bạn có hướng dẫn build pc phù hợp với nhu cầu nhé.

1. Chọn CPU – bộ vi xử lý

CPU là từ viết tắt của Central Processing Unit được gọi là bộ xử lý trung tâm và được nhiều người ví như bộ não của máy tính. Bộ phận này có nhiệm vụ xử lý, tính toán hầu hết các tác vụ trong máy vi tính. Hiện nay trên thị trường có 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất đó chính là Intel và AMD. Mỗi hãng sẽ có những điểm mạnh riêng và việc lựa chọn Intel hay AMD sẽ không quá quan trọng vì trong cùng một phân khúc thì sản phẩm của 2 hãng hầu như chức năng và sức mạnh tương đương với nhau. Chủ yếu khi lựa chọn CPU là phù hợp với nhu cầu của bạn.

CPU của máy tính

Lưu ý khi chọn CPU: Bạn đừng quá đặt nặng vấn đề là chọn đời cao nhất, mới nhất thì sẽ có dàn máy tốt nhất. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ phải tăng rất nhiều chi phí không chỉ riêng CPU mà còn các thiết bị khác như tản nhiệt, GPU hay bộ nguồn.

2. Chọn RAM

RAM là một loại bộ nhớ khả biến có tốc độ truy xuất cao, cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Thông tin lưu trữ trên RAM chỉ là tạm thời sẽ bị mất nếu như nguồn điện cung cấp bị mất. 

RAM là bộ phận sẽ dễ cho bạn khi build PC bởi vì chúng không có quá nhiều loại. Chẳng hạn như thị trường hiện tại chỉ có DDR4 và DDR3.

Ram

Lưu ý khi chọn RAM

– Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn mà có thể chọn RAM 8BG cho những tác vụ thông thường và nếu bạn đang muốn build PC để chơi game khủng, render video chất lượng hơn thì cân nhắc lựa chọn RAM 12GB hoặc 16GB

– Một chỉ số nữa bạn có thể quan tâm về RAM đó chính là BUS, tuy nhiên phần này cũng không quan trọng lắm vì ví dụ cùng một cấu hình thì RAM DDR4 2400 MHz và DDR4 3200 MHz gần như không có sự chênh lệch về FPS, nhiệt độ hệ thống, % tải của CPU, % VGA trong lúc hoạt động.

3. Chọn Mainboard – bo mạch chủ

Bo mạch chủ có thể nói là một khung xương để gắn kết các bộ phận lại với nhau, bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Nói một cách tổng quát thì bo mạch chủ là mạch điện chính của một hệ thống. Rất nhiều những thiết bị được gắn trên bo mạch chủ trực tiếp như: CPU, GPU, RAM, thông các kết nối cắm vào hoặc là những dây liên kết như bàn phím hay chuột máy tính.

Hiện nay trên thị trường Mainboard rất là đa dạng về dòng sản phẩm cũng như những hãng sản xuất như: ASUS, MSI, GIGABYTE, INTEL,…với số lượng khe cắm, cổng kết nối khác nhau cũng như nhiều giá thành khác nhau cho bạn lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của mình. Hiện nay có mainboard chủ chia thành 2 dòng chính đó là Mainboard cho CPU Intel và Mainboard cho CPU AMD.

Hướng dẫn build pc
Bo mạch chủ

Lưu ý khi lựa chọn Bo mạch chủ

– Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như tài chính của bạn mà cho thể lựa chọn bo mạch chủ 2 hoặc 4 khe RAM, khe cắm SSD,…để tối ưu nhất về giá cả. 

– Tuy nhiên điều quan trọng nhất khi lựa chọn Bo mạch chủ đó chính là có thể tương thích với CPU, GPU, RAM hay không.

Mainboard mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng nhưng nếu bạn lựa chọn không phù hợp cũng sẽ khiến cho PC của bạn hoạt động không tốt

4. Chọn Card đồ họa – VGA

VGA là một trong những bộ phận quan trọng trong máy tính bởi nó giữ nhiệm vụ xử lý tất cả các công việc liên quan đến đồ họa như hình ảnh, màu sắc, âm thanh hiển thị trên màn hình. Chính vì vậy bạn đang có nhu cầu trải nghiệm những hình ảnh sống động, sắc nét để xem phim, chơi game hay phục vụ cho nhu cầu thiết kế thì việc lựa chọn card đồ họa phù hợp là vô cùng quan trọng.

Card đồ họa

5. Chọn ổ cứng lưu trữ (Ổ cứng HDD hay SSD)

Đây là bộ phận chính để lưu trữ dữ liệu trên máy tính của bạn. 2 loại ổ cứng được sử dụng phổ biến đó chính là ổ cứng HDD truyền thống và SSD với tốc độ vượt trội. Nếu bạn đang muốn xây dựng một PC với mục đích để phục vụ chơi game và độ họa thì sử dụng SSD vì nó có tốc độ nhanh và bền hơn. Tuy nhiên HDD vẫn cần vì nó có dung lượng lưu trữ lớn và giá thành rẻ. Một mẹo nhỏ bạn có thể build cho máy tính của mình là sử dụng cả 2 ổ cứng SSD và HDD. 

– SSD để chứa hệ điều hành và 1-2 game để có thời gian khởi động nhanh, tải game tốt

– HDD thì để chứa những data còn lại.

Ổ cứng máy tính

6. Hệ thống tản nhiệt CPU

Khi CPU hoạt động nhiều sẽ tạo ra nhiều nhiệt, nếu như quá nóng sẽ làm hư hại những linh kiện trong máy. Chính vì thế bạn cần có một hệ thống tản nhiệt để làm mát cho Mainboard, CPU, VGA và bộ nguồn của PC. 

Thông thường khi bạn mua CPU của Intel hay AMD, sẽ được bán kèm theo quạt tản nhiệt stock, tuy nhiên với những dòng CPU có hiệu năng và tỏa nhiệt lớn như Core i7 9900K sẽ không bán kèm quạt tản nhiệt mà bạn phải tự trang bị.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại tản nhiệt đó là tản nhiệt khí và tản nhiệt nước. Với loại tản nhiệt nước thì có giá thành khá cao, phù hợp cho những dòng CPU cao cấp, nhiệt tỏa ra lớn. Nếu nhu cầu của bạn chỉ dùng để chơi game hay đồ họa bình thường thị chọn tản nhiệt khí phù hợp hơn và giá thành sẽ tốt hơn cho bạn

Hướng dẫn build pc
Quạt tản nhiệt máy tính bàn

Lưu ý khi mua tản nhiệt: Bạn phải so kỹ kích thước của case vì nêu case của bạn nhỏ sẽ không đủ không gian cho quạt tản nhiệt lớn.

7. Chọn nguồn máy tính – PSU

PSU có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC) để cung cấp cho các thành phần trên máy. Bộ nguồn tốt sẽ giúp máy của bạn hoạt động ổn định và an toàn cho thiết kế hay chơi game. Có thể ví PSU như một quả tim để bom máu cho PC của bạn.

Nguồn máy tính

Công thức cho bạn để lựa chọn bộ nguồn đủ mạnh cho PC của bạn: TDP (CPU) + TDP (VGA)  + 200W = Công suất của bộ nguồn

Bạn có thể xem những thông số TDP của CPU hay VGA ngay trên hộp linh kiện hoặc tìm trên Internet để tính toán

Bạn nên PSU từ những thương hiệu nổi tiếng như Corsair, Antec, Gigabyte để có chất lượng cũng như chế độ bảo hành tốt nhất.

8. Chọn vỏ Case máy tính.

Chọn vỏ Case máy tính cũng khá quan trọng vì ngoài việc đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng, kích thước của nó còn quyết định những linh kiện có thể để vào trong hay không. Nếu bạn không có thiết bị lớn như quạt tản nhiệt nước thì có thể chọn case mid tower vừa có thẩm mỹ vừa có giá thành hợp lý. Bạn nên chọn của những thương hiệu uy tín như NZXT, CORSAIR, AORUS, … đảm bảo về chất lượng cũng như các chế độ bảo hành tốt nhất.

Case máy tính bàn

9. Thiết bị ngoại vi (bàn phím, chuột, tai nghe)

– Nếu bạn có điều kiện thì chọn những sản phẩm chất lượng như: bàn phím cơ, chuột gaming hoặc chuột không dây, tai nghe gaming, màn hình 2K hoặc 4K.

– Còn không thì chỉ cần bàn phím, chuột bình thường, một tai nghe chất lượng âm thanh không đến nỗi tệ, một màn hình Full HD là bạn đã có thể sử dụng một cách thoải mái. 

Chuột, bàn phím, tay nghe

Với những chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho bạn rõ hơn về hướng dẫn build PC phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Hy vọng những thông tin mà Trang Nguyễn Cần Thơ chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc build một dàn PC như ý. Nếu thấy hay thì hãy chia sẻ cho bạn bè của mình những thông tin bổ ích nhé. 

Xem thêm: Mainboard là gì? Tổng quan về Mainboard trên máy tính

Nguồn: Công ty Trang Nguyễn

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Danh mục bài viết
Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline
Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM

MENU

Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM