02923.783.494

Điểm danh 7 lỗi thường gặp ở máy in và hướng giải quyết

Tóm tắt nội dung

Ngày nay máy in đã trở thành công cụ đắc lực giúp con người giải quyết công việc và học tập. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những lỗi lớn nhỏ thường gặp gây khó chịu. Hãy cùng Trang Nguyễn điểm danh 7 lỗi thường gặp ở máy in và hướng giải quyết nhé!  

Lỗi 1: Máy in không hoạt động

Máy in bỗng dưng không hoạt động được là một trong những vấn đề thường gặp nhất, tuy nhiên không phải hoàn toàn là do máy bị hỏng mà bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau:

Nguyên nhân: sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến khiến máy in không hoạt động được:

  • Quên cắm dây điện làm cho máy in  không được cung cấp nguồn điện
  • Cáp nối dữ liệu đã hỏng hoặc gặp trục trặc
  • Người sử dụng quên chưa đóng nắp của máy in

Cách khắc phục:

Kiểm tra 2 đầu dây cắm nguồn của máy in với ổn điện đã được kết nối chưa. Tiếp theo, kiểm tra máy đã khởi động chưa và nút Power có sáng hay không. Với trường hợp không sáng , hãy tiếp tục làm theo bước thứ hai.

  • Cáp nối dữ liệu của máy in bị đứt, cần thay thế cái mới
  • Quên chưa đóng nắp máy in hoặc đóng chưa khớp
  • Chưa bật máy tính chủ

Lỗi 2: Bản in bị lem nhem vết mực

Vấn đề này thường phát sinh do mực trong ngăn mực thải quá đầy và bắt đầu tràn sang bản in. Cách duy nhất để giải quyết là đổ hết mực thải trong ngăn ra là được. Sau đó bạn nhớ bổ sung thêm mực mới vào, lưu ý chỉ đổ một lượng vừa phải và cẩn thận không để bị tràn ra ngoài.

Lỗi 3: Bản in bị mờ, không rõ nét

Chữ trên bản in bị mờ, không rõ nét là vấn đề rất dễ gặp phải đối với những dòng máy in laser và model, không những thế còn lặp đi lặp lại nhiều lần nếu vấn đề vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Sau đây là một số lý do điển hình khiến cho bản in bị mờ, không rõ nét:

Gương phản xạ hay hộp quang bị bẩn: Sau một thời gian sử dụng hộp quang rất dễ bị bẩn do bụi bẩn, hơi nước bám vào, hay vật cản, mực rơi vãi, thậm chí chuột bọ làm tổ… Lúc này bạn nên tháo nó ra và lau chùi sạch sẽ bằng vải mềm.

Chất lượng mực in: tốt nhất nên lựa chọn mực in có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín để tránh gây hại cho máy in.

Gạt từ: trung bình tuổi thọ của gạt từ chỉ kéo dài từ 6 đến 8 tháng, sau thời gian này gạt từ sẽ không còn đảm bảo tính đàn hồi nữa.

Lỗi 4: Máy in bị kẹt giấy

Đây cũng là một trong những tình trạng phổ biến khi sử dụng máy in, thế nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý thế nào.

Nguyên nhân và cách khắc phục đi kèm:

Máy in báo tín hiệu Jam paper do bộ phận cảm biến ở cửa máy in và khay cuốn giấy bị trục trặc: Cách khắc phục là thay bộ phận cảm biến cho máy

Có vật rắn vô tình rơi vào bên trong máy làm cho giấy in bị kẹt: Lúc này hãy kiểm tra xem có vật là nào không và nhẹ nhàng lấy nó ra.

Chất lượng giấy in quá cứng hoặc quá mỏng: thay thế bằng loại giấy in đạt đúng chất lượng tiêu chuẩn để hạn chế giảm tuổi thọ của máy in.

Lỗi 5: Máy in bị kẹt mực

Nếu mực bị kẹt sẽ khiến cho máy in không hoạt động được nữa, khi đó các đèn báo hiệu sẽ phát sáng liên tục cho người dùng biết hộp mực kết nối đang gặp vấn đề. Nguyên nhân là do việc bơm mực vào hộp mực cũ không đúng cách, dẫn đến tình trạng kẹt mực in trên đầu phun.

Cách xử lý đơn giản nhất là tháo hộp mực ra và vệ sinh sạch sẽ đầu phun bằng khăn mềm khô, sau đó bạn sẽ thấy máy in hoạt động ổn định trở lại.

Lỗi 6: Máy in kéo nhiều tờ giấy trong 1 lần in

Máy in dù là sử dụng thường xuyên hay đã một thời gian không dùng đến cũng đều khiến bánh răng trở nên khô do không đủ dầu mỡ, hoặc làm cho hệ thống cơ kéo giấy hoạt động không còn tốt như trước mà tốn nhiều thời gian hơn. Điều này có thể là do bộ phận đá giấy không kịp thực hiện tách giấy ra khỏi lô giấy, dẫn đến trường hợp cùng một lúc kéo nhiều tờ hoặc kẹt giấy xảy ra thường xuyên.

Bên cạnh đó cũng có một số lý do khác gây ra hiện tượng kéo nhiều tờ cùng lúc, chẳng hạn như:

Giấy in bị ẩm ướt

Một thời gian không dùng đến khiến các bộ phận trong máy in bị khô dầu, không còn hoạt động trơn tru nữa.

Do lô kéo giấy hay còn có tên gọi là quả đào load giấy hay cao su load giấy, khi sử dụng nhiều lần sẽ dần trở nên biến dạng, có kích thước dày hơn bình thường, khiến cho việc kéo giấy hay gặp vấn đề, ví dụ như giấy bị kẹt, kéo nhiều tờ cùng lúc…

Khắc phục:

Kiểm tra và làm tổng vệ sinh các bộ phận liên quan đến hệ thống cơ kéo giấy.

Bôi thêm dầu, mỡ lên các bánh răng.

Thay lô kéo giấy theo định kỳ hoặc khi thấy nó đã bị biến dạng.

Chú ý đến việc ổn định nguồn điện cung cấp cho máy in bằng cách sử dụng ổn áp.

Kiểm tra tình trạng giấy in xem có bị cũ, ẩm ướt hay quá nhiều nếp nhăn không.

Tốt nhất nên thay thế giấy in mới nếu phát hiện giấy có vấn đề.

Lỗi 7: Máy in nhấp nháy đèn vàng liên tục

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến đèn vàng trên máy in nhấp nháy báo hiệu liên tục, bao gồm:

– Máy bị kẹt giấy

– Bộ phận nạp giấy vẫn chưa tiếp xúc được với giấy đưa vào

– Hộp mực có vấn đề

Đó là những dấu hiệu mà máy in có thể nhận biết và phát đèn vàng nhấp nháy như một tín hiệu thông báo đến người dùng để kiểm tra lại máy. Với trường hợp kẹt giấy đầu tiên, bạn có tham khảo thông qua hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra cũng như xử lý thế nào ở phần trên.

Đối với vấn đề thứ hai cũng rất thường gặp, khi đó bạn hãy đẩy khay giấy sát vào cho đến khi giấy đã cuộn được và có thể in thuận lợi. Bên cạnh đó, ở trường hợp thứ 2 cũng rất phổ biến do nhiều người thường ít để ý đến việc kiểm tra hộp mực đã được lắp đặt đúng cách hay chưa, hoặc vị trí tiếp xúc trên chip mực có tốt không, đây đều là lý do khiến đèn vàng nhấp nháy liên tục.

Qua bài viết trên đây chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích cũng như điểm danh 7 lỗi thường gặp ở máy in và hướng giải quyết nhé!

Để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm máy in với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn Quý khách vui lòng gọi hotline: 0915 776663 hoặc website: trangnguyencantho.com

Nguồn Cty Trang Nguyễn

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Danh mục bài viết
Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline
Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM

MENU

Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM