02923.783.494

Cấu tạo hộp mực máy in Canon và HP

Cấu tạo hộp mực máy in Canon và HP

Tóm tắt nội dung

Cấu tạo hộp mực máy in Canon và HP

Hộp mực máy in là bộ phận rất quen thuộc đối với hầu hết người sử dụng máy. Tuy nhiên hầu hết người dùng lại không mấy quan tâm đến kết cấu và nguyên lý làm việc của chúng dẫn đến hiện tượng không khắc phục được một số lỗi cơ bản trong quá trình làm việc khiến máy in mau chóng hư hỏng. Dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn cấu tạo hộp mực của máy Canon và HP nhé

Hộp mực của máy in là bộ phận quan trọng không thể không nhắc để khi sử dụng máy in. Trong quá trình sử dụng bạn nên tìm hiểu những thông tin cơ bản về cấu tạo của nó để thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng. Khi nắm bắt được những kiến thức cơ bản bạn có thể đoán được các lỗi đang xảy ra với máy in xuất phát từ đâu, nguyên nhân từ bộ phận nào, từ đó bạn có thể kịp thời xử lý.

Hầu hết các hộp mực máy in của hãng Canon và HP có cấu tạo như nhau. Và hãy cùng tìm hiểu xem hộp mực máy in Canon và HP có những bộ phận nào và chức năng ra sao nhé.

Cấu tạo chi tiết của hộp mực máy in

I – HỘP MỰC MÁY IN LÀ GÌ?

Trước khi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về cấu tạo của hộp mực máy in, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lợi về khái niệm cũng như công dụng của nó để dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu.

Hộp mực máy in là bộ phận quan trọng trong máy in, dùng để tiếp nhận và cung cấp mực in cho máy in khi in. Nếu hộp mực máy in bị lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bản in ( chữ bị lem mực ra giấy, bị mờ, hoặc bản in trắng,..) và xuất hiện thêm nhiều lỗi máy in khác.

Hộp mực máy in dùng để chứa mực in và đẩy mực ra giấy in khi có hiệu lệnh in của máy tính kết nối với máy in.

II – VÌ SAO PHẢI NẮM RÕ CẤU TẠO CỦA HỘP MỰC MÁY IN

Việc nắm rõ cấu tạo hộp mực in có ý nghĩa rất lớn đối với người dùng khi sử dụng máy in cũng như những kỹ thuật viên trong quá trình thay mực máy in. Hiểu rõ chức năng của các bộ phận trong hộp mực sẽ giúp bạn kiểm tra được bộ phận nào đang bị lỗi khi xuất hiện bản in kém chất lượng hoặc dễ dàng hơn trong quá trình thay mực máy in. Nếu không nắm rõ cấu tạo hộp mực in bạn sẽ khó khắc phục sớm những lỗi này.

III – CẤU TẠO HỘP MỰC MÁY IN HP

Phần lớn cấu tạo hộp mực máy in của các hãng đều chia làm hai phần cơ bản, trong đó một phần là cụm trống và phần còn lại là cụm mực, mực in thì được chứa trong cụm mực, còn mực thải thì thường được chứa trong cụm trống

– Cụm trống bao gồm 3 thành phần cơ bản là: Trống mực, trục cao su, Gạt mực thải (gạt to)

– Cụm mực gồm có 2 thành phần cơ bản là: Trục từ, Gạt từ (gạt nhỏ)

Mỗi bộ phận của hộp mực máy in sẽ có những cấu tạo và nhiệm vụ khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn phần chia sẻ bên dưới về hộp mực máy in. 

1. Trống (Drum) 

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận khác của hộp mực máy in. Trống được phủ bởi một lớp quang mỏng, nhưng lại làm việc trong môi trường ma sát cao, khi giấy đi qua trống trong thời gian dài thì lớp quang sẽ bị bào mòn. Lúc này, trống không nhận đúng điện tích cần in, khiến cho chất lượng bản in bị mờ.

Ngoài ra, các vật dụng như kim kẹp, dây thun,…đi theo giấy cũng làm trầy xước trống, từ đó tạo nên bản in kém chất lượng.

Trống ( drum) được hoạt động khi nhận tín hiệu từ máy, từ dữ liệu bản in trong máy tính và sau đó sẽ in lên giấy khi giấy đi qua trống ( drum).

Trống là bộ phận quyết định đến chất lượng bản in chiếm tỷ lệ 50%. Trong lúc in, trống quay đến 4 vòng tờ giấy, nếu bạn thấy bản in lặp lại 4 lần vệt in cách đều nhau trên cùng tờ giấy tức là bộ phận trống bị hỏng. Có thể nói, trong các bộ phận cấu tạo hộp mực máy in thì bộ phận trống là dễ hư hỏng nhất.

Trống (Drum)

2. Trục cao su (trục sạc hay trục cao áp)

Trục cao su hay còn gọi là trục sạc hay trục cao áp, cấu tạo là một thanh kim loại hình trụ dài khoảng 25cm, được phủ lên trên một lớp cao su có đường kính khoảng 1cm. khi hoạt động nó tiếp xúc trực tiếp với trống của máy in và được đặt vào một điện áp rất cao để sạc lại cho trống máy in ( phủ một lớp điện tích âm lên toàn bộ bề mặt trống). 

Bộ phận trục cao su có nhiệm vụ chính là làm giá đỡ và cuốn giấy để đưa lên Trống. Trục cao su thường ít khi gặp sự cố nhưng khi bị hỏng hoặc lỗi sẽ gây ra các vấn đề như kẹt giấy, bản in bị đen một nửa, đen một góc hay đen từng vết hoặc đen toàn bộ.

Trục cao su

3. Gạt mực (gạt lớn)

Gạt mực thải là một thanh kim loại dài như trên hình được gắn lên trên một lưỡi dao bằng silicon, lưỡi dao này có tác dụng gạt bỏ phần mực thừa trên bề mặt Trống máy in và nén chúng vào ngăn chứa mực thải. Khi phát hiện trường hợp bản bị có vết sọc kẻ (nhỏ, thanh) từ trên xuống, vệt đen nằm ngang bản in thì có thể do lưỡi gạt bị sứt mẻ hoặc đã bị mòn

Gạt mực (gạt lớn)

4. Trục từ 

 

Trục từ cũng là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu tạo hộp mực. Trục từ của máy in có cấu tạo là một trục kim loại có đường kính khoảng 1,2cm, dài khoảng 25cm , làm bằng nhôm có lõi là một thanh nam châm vĩnh cửu.

 

 

Trục từ có tác dụng hút các hạt mực từ ngăn chứa mực của hộp mực máy in, và khi làm việc thì trục từ sẽ chuyển các hạt mực này sang cho Trống máy in, sau đó Trống máy in lại chuyển tiếp lên trên bề mặt giấy in. Bộ phận này cũng ít khi bị lỗi, dù có trầy xước hoặc mòn thì trục vẫn có thể sử dụng bình thường.

Trục từ

5. Gạt từ (gạt nhỏ)

Gạt từ có cấu tạo là một thanh kim loại nhỏ được gắn lên một lưỡi dao mỏng bằng silicon. Gạt từ có chức năng để gạt phẳng làm cho các hạt mực phủ đều lên trên bề mặt của Trục từ, tạo thành một lớp mực mỏng có chiều dày khoảng 1 micromet. Khi bản in xuất hiện hiện tượng vệt đen to, vệt đen xậm từ trên xuống thì chắc chắn lưỡi gạt bị yếu và cần phải thay ngay.

Gạt nhỏ

Ngoài ra hộp mực còn có một số linh kiện kèm theo hộp mực máy in HP

– Lò xo giữ hộp mực (hộp mực 12A của HP): linh kiện này có tác dụng kéo 2 phần của hộp mực khít lại với nhau, nếu thiếu lò xo bản in sẽ bị mờ hoặc trắng một nửa.

– Lò xo dưới đế trục cao su: khi phát hiện tình trạng cả bản in bị đen hết thì có thể lò xo dưới đế trục cao su bị lệch hay lỗi.

– Hai miếng nắp nhựa mỏng ở hai đầu trục từ: linh kiện này có nhiệm vụ ngăn và giữ không cho mực bị lem ra 2 mép của bản in.

– Lò xo ở đầu còn lại của trục từ có tác dụng tuần hoàn giúp cho trục từ quay đều đặn, không bị lệch vòng quay. Nếu lò xo bị gãy hoặc hỏng bản in sẽ bị lem hoặc trắng bản

Qua những chia sẻ trên phần nào giúp bạn hình dung được những cấu tạo và kiến thức cơ bản về hộp mực của máy in. Trong quá trình sử dụng máy in hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy in. Nếu khi sử dụng phát hiện những tình trạng, mô tả như bài viết chia sẻ thì bạn cũng có thể khắc phục được. Tuy nhiên trong trường hợp không thể xử lý bạn có thể liên hệ với Trang Nguyễn Cần Thơ để khắc phục lỗi và hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Dịch vụ Bơm Mực Máy In Tận Nhà

Hi vọng bài viết trên của Trang Nguyễn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích! Mọi thắc mắc về thông tin sản phẩm và các dịch vụ khác quý khách vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện để hỗ trợ tư vấn miễn phí 0915776663 – 0942387779 để được hỗ trợ.

Đến Fanpage Trang Nguyễn

Tổng đài: 02923783494

Nguồn: Trang Nguyễn

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Danh mục bài viết
Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline
Logo TN Color

DANH MỤC SẢN PHẨM

MENU

Trang Nguyễn

DANH MỤC SẢN PHẨM