1. Cách tổ chức thông tin trên máy tính
Thông tin trên máy tính (PC, laptop, wearable, smartphone, SmartTV,… các thiết bị có hệ điều hành.); thường được biểu hiện ở 3 dạng: Chữ, âm thanh và hình ảnh (có thêm nhiều kiểu chính khác như dạng kiểu bản đồ, biểu đồ, biểu tượng). Nhưng chung quy chúng ta thường thấy và tiếp xúc với 3 dạng chính trên – đại diện cho 2 giác quan nghe, nhìn. Đây cũng chính là 1 số định dạng quảng cáo chính mà các Adnetwork quy định để làm các định dạng chạy quảng cáo trực tuyến. Dạng này đại diện cho 2 giác quan nghe, nhìn của con người.
a) Các góc độ tổ chức thông tin
Trong việc sử dụng máy tính thì con người khi thực hiện thao tác một số chức năng như: tìm kiếm thông tin các máy tính sẽ trả cho bạn kết quả mà bạn mong muốn thấy điều này thì máy tính đã biết là não bạn nghĩ gì như vậy máy tính đã có giác quan là Cảm thấy, cảm xúc.
Trong y học: khi bạn đi khám bệnh các bác sĩ hay thực hiện các thao tác như thử dịch lưỡi khám tai mũi họng để đo đếm các thành phần vi sinh xem dịch có bị tổn thương không? – đại diện cho vị giác.
Trong nghiên cứu về các loại khí các nhà ngiên cứu sẽ lấy mẫu phẩm của khí đó đựng vào ống và đưa cho máy tính phân tích để biết được các loại khí đó có đặc tính gì, mùi gì,… Như vậy máy tính cũng ngửi được, ngửi thấy.
=> Về cơ bản máy tính đã có đủ các giác quan giống con người.
b) Tại sao máy tính giống con người
Tại sao lại như vậy? Tất cả các dữ liệu được khi nhập vào máy tính đều được mã hóa thành các bit (số 1 hoặc số 0).
Với dữ liệu dạng chữ: khi bạn nhập 1 chữ thì được ghép thành các bit cạnh nhau (Ví dụ ký tự A: được biểu diễn trên máy tính là 1000001; ký tự a là: 1100011 chữ “Nhà” được máy tính mã hóa thành: 1101110 1101000 11000011 10100000
Với dữ liệu dạng ảnh: Máy tính sẽ chia bức ảnh đó thành bao nhiêu điểm ảnh – pixel (1 điểm ảnh quy định bởi 3 mã màu cơ bản là RED số: 253, Green: 78, Blue: 141 từ); có hàng triệu pixcel / mỗi điểm ảnh. Từ các mã màu ta chuyển chúng thành hệ nhị phân 0 và 1
Với dữ liệu âm thanh: máy tính sẽ phân biệt được là các dạng sóng âm thanh ở tần số bao nhiêu và quy định các nốt sóng âm và mã hóa nó thành dạng 32bit hoặc 8bit .
Với dữ liệu video: Video được ghép thành nhiều khung hình của ảnh + âm thanh.
Tạm thời mình chưa bàn về cách máy tính mã hóa loại dữ liệu ngửi và nếm. Các loại thông tin này ứng dụng nhiều ở y học, hóa học thậm chí ra đời trước các loại máy tính hiện đại; nhưng chung quy cách mã hóa các dạng này cũng tương tự.
2. Thông tin trên máy tính có đặc điểm gì?
– Khác với những phương tiện lưu trữ thông tin khác như sách, báo, đài. Máy tính kết hợp với internet; cùng với các ứng dụng đi kèm; đã tạo ra loại hình truyền thông tin một cách tốc độ; (ví dụ khi mình bạn ở Hà Nội chat với người bạn ở Hồ Chí Minh)
– Thông tin trên máy tính có thể lưu được lượng dữ liệu khổng lồ; (Ta tưởng tượng 1 thư viện gồm hàng vạn đầu sách ta chỉ cần 1 ổ cứng 3GB để lưu)
– Tìm kiếm, sắp xếp dễ dàng và được truy xuất nhanh chóng.
– Dễ dàng quản lý, bảo mật và lưu trữ, tiết kiệm chi phí và thời gian so với phương thức khác.
Nguồn Cty Trang Nguyễn