Để có một sản phẩm chất lượng thì mực in chính là yếu tố quyết định quan trọng. Vậy có những loại mực in lụa nào và cách pha chế mực chuẩn màu.
Công nghệ in lụa được rất nhiều người dùng đánh giá cao bởi cách thực hiện đơn giản, nhanh chóng nhưng mang lại hiệu quả công việc rất tốt. Phương pháp in này đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay với nhiều ngành nghề khác nhau như: thời trang (in lụa áo thun, khẩu trang,…), may mặc, các sản phẩm từ giấy, các sản phẩm gia dụng,…
Để có thể linh hoạt sử dụng trong những sản phẩm riêng biệt thì những mục đích khác nhau sẽ có những loại mực in lụa khác nhau. Chính vì thế mà mực in lụa cũng đa dạng nhiều loại khác nhau. Và để quyết định một sản phẩm có chất lượng in ấn tốt hay không, màu sắc có chân thật hay không phụ thuộc rất nhiều vào mực in. Chính vì vậy bạn cần phải nắm rõ được cách pha mực in chuẩn nhất, nắm rõ các quy tắc của nó để tạo nên một mực in lụa chuẩn màu.
Bài viết bên dưới sẽ giới thiệu cho bạn những loại mực in trên vải được sử dụng phổ biến nhất và cách pha chế mực lên chuẩn màu và bền đẹp
I – Các loại mực máy in
Với kỹ thuật in lụa thông thường sử dụng rất nhiều loại mực in như: mực in gốc nước, mực in gốc dầu, mực UV, mực in plastisol, mực in sublimation,…Cùng tìm hiểu chi tiết với những loại mực này nhé..
1. Mực in gốc nước
Mực in gốc nước là một loại mực in đặc biệt thân thiện với môi trường, khi mực được in ấn lên vải sẽ có cảm giác mịn màng và không cứng như những loại mực khác. Loại mực này có độ bám cao, độ bền cao không bị tróc hay nứt khi được giặt nhiều lần.
Những loại mực gốc nước thường hòa tan trong nước ở nhiệt độ từ 50-60 độ C và khó tan ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
Mực in gốc nước thông thường sẽ được in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải lụa, vải sợi bông, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ …
Đối với loại mực in này thường lau bản bằng nước và nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Với đặc điểm này mực sẽ bám kém hơn so với mực dầu nhưng nó sẽ rất thân thiện với môi trường.
2. Mực in gốc dầu:
Nghe tên gọi của loại mực này cũng đã biết chúng được điều chế từ gốc dầu, mùi dầu và thường rất khó phân biệt. Với loại mực này có độ bám tốt, màu sắc sắc nét và tinh tế hơn so với loại mực gốc nước. Tuy nhiên loại mực này có tỷ lệ độc hại cao hơn. Loại mực in này phù hợp để in lên các chất liệu có độ bóng cao như: vải nylon, vải dù, vải gió,…
Trong ngành in ấn thường sẽ phân ra những cấp độc hại từ
- Không chì (Lead Free)
- Không kim loại nặng (Non-metal)
- Không Phthalete (Phthalete free)
- Không Formandehyde (Formandehyde free)…
Tùy theo các loại nước khác nhau thì sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về mức độ độc hại để bảo vệ người tiêu dùng.
3. Mực UV
Đây là loại mực gốc dầu, đối với loại mực này phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực in UV in được trên rất nhiều chất liệu bởi độ bám của nó rất tốt. Đặc điểm của loại mực in này là có độ trong suốt hơn các loại mực gốc khác vì thế mà khi người dùng muốn làm bóng, mờ, tạo gồ hạt trên bề mặt đều rất chất lượng.
Mực in UV có 2 loại:
– Mực UV gốc dầu: với loại mực này bóng hơn loại mực UV gốc nước và có hệ thống sấy khô bằng đèn tia cực tím.
– Mực UV gốc nước: loại mực này thì được sấy hồng ngoại để làm khô
4. Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
Mực Plastisol đây cũng là loại mực in lụa trên vải thuộc gốc dầu. Mực in này có mùi khó phân biệt được là gốc dầu hay gốc nước, chỉ khi bạn lau bản hay dùng dung môi pha thì mới phân biết nó là gốc dầu.
Đặc điểm của loại mực này là có độ bám tốt và bóng hơn mực nước, tạo bề mặt đẹp, có thể làm mờ tùy ý người dùng. Loại mực này có thể dùng làm keo ép foil cũng rất tốt, dễ lên cao nếu người dùng sử dụng đúng loại High density.
Tuy nhiên điểm yếu của loại mực này là cần phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 180 trở lên ít nhất 10 giây tùy thuộc vào độ dày. Nếu bạn không xử lý nhiệt loại mực này sẽ bị bở và nứt vỡ khi có ngoại lực tác động
5. Mực in Silicone
Loại mực in này có chất lượng rất là tốt và nhiều tính chất đặc biệt nó được cấu tạo từ nhiều phân tử siêu nhỏ, chính vì thế mà mực in Silicone có độ bền và độ liên kết cực kỳ tốt.
Đặc điểm của loại mực này là có độ đàn hồi và khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu được cả các dung môi mạnh và đặc biệt là siêu bền. Chính vì thế mà giá thành của loại mực này khá cao. Bên cạnh đó loại mực này có nhiều hiệu ứng đặc biệt như độ trong suốt để in dạng 3D hay “round ink” mà những loại mực khác không thể so sánh với nó được. Sillicone còn có độ mềm rất tốt dù in High-Density hay các dạng hiệu ứng khác.
Loại mực này dùng để in các chất liệu có độ đàn hồi cao như vải spandex (thường dùng sản xuất đồ bơi) in Garment-Dye (chịu được nhiệt độ cao khi nhuộm)
Tuy nhiên Silicone có hạn chế là tự chết mực khá nhanh, đây cũng là trong những nguyên nhân giá thành của loại mực này tăng khi sản xuất. Và một hạn chế nữa chính là Silicone có bề mặt giống cao su nên có độ hit dính khi sờ vào chính vì thế mà một số thương hiệu không sử dụng.
II – Cách pha mực in lụa trên vải
Dù bạn muốn sử dụng loại mực in nào thì cách pha mực in lụa cũng tương đồng nhau. Nguyên lý pha mực in lụa cơ bản gồm:
– Tổng hợp màu cộng: bạn sẽ tạo ra màu mới bằng cách trộn các ánh sáng có màu
– Tổng hợp màu trừ: nghĩa là màu mới được tạo ra bằng cách pha trộn các vật thể có màu.
1. Công thức pha màu cơ bản: gồm
Màu pha 1: Tím = Đỏ + Xanh dương
Màu pha 2: Xanh lá = Xanh dương + Vàng
Màu pha 3: Cam = Vàng + Đỏ
Màu pha 4: Nâu = Đỏ + Đen
Màu pha 5: Xám tro đen = Đen + Trắng
Màu pha 6: Xám tro xanh = Trắng + Dương
Màu pha 7: Xanh đen = Dương + Đen
Màu pha 8: Nâu vàng = Đen + Nâu
Màu pha 9: Vàng nhạt = Vàng + Trắng
Màu pha 10: Hồng phấn = Trắng + Đỏ
Màu pha 11: Màu nude = Trắng + Vàng Ochre
Màu pha 12: Rêu xanh = Vàng ochre + Xanh lá
Màu pha 13: Rêu lông chuột = Xanh lá + Cam
Màu pha 14: Xá xị = Cam + Đen
2. Các bước pha mực in lụa trên vải
– Với 2 màu bù thì chúng sẽ nằm ở 2 cực đối diện trên vòng tròn màu (180 độ). Tất cả những màu khác thì sẽ nằm cách nhau ở một góc nhỏ hơn. Một màu mà được pha bằng 2 màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng tối (đen) khi 2 màu này càng cách xa nhau.
Một ví dụ đơn gia, bạn muốn có màu xám, bạn có thể pha 1 ít màu đen với 1 trong những màu ở vòng tròn màu. Còn với trong kỹ thuật chồng màu thì bạn muốn có màu đen, phải chồng tất cả các màu lên nhau để cho chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.
– Khi bạn muốn làm tối màu, bạn không thể pha thêm màu đen vào, bạn cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần 1 lượng rất nhỏ mực đen thì đã đủ để làm tối màu của bạn. Và nếu bạn cần làm sáng màu thì cần pha ít mực đậm là được.
– Khi bạn pha những màu đậm với nhau sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Còn khi pha những màu nhạt với nhau thì sẽ được màu sáng và trong.
– Khi bạn pha 2 màu có cùng 1 liều lượng, sẽ không hẳn được một màu nằm giữa 2 màu đó mà là màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn.
+ Chỉ cần một ít thôi cũng sẽ đủ làm cho màu vàng ra màu lục.
+ Một ít màu đỏ cho màu vàng cũng đủ cho ra màu lục.
+ Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ cho ra màu cam.
+ Một ít màu lam cho đỏ cũng đủ ra tím.
Khi bạn pha mực cần cho dần mực đậm vào mực nhạt và không nên làm ngược lại
– Khi chúng ta pha các loại mực trắng vào mực màu, sẽ nhận được những màu sắc khác nhau từ màu đó. Nếu bạn pha mực trắng trong thì sẽ nhận được sắc thái sáng trong hơn, còn trắng đủ thì thường để dùng pha màu phủ.
Qua những chia sẻ ở trên bạn cũng đã hiểu rõ được cách pha màu mực in vải. Tuy nhiên quá trình pha màu còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như ánh sáng, tỷ lệ mực khi pha,…Chính vì thế việc học hỏi và thực hành nhiều lần sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia có thể pha được tất cả các màu từ những màu cơ bản.
Với những chia sẻ này sẽ giúp bạn rõ hơn về những loại mực in trong công nghệ in lụa trên vải và cách pha màu chuẩn nhất. Cùng chia sẻ với bạn bè để có thêm được thông tin bổ ích về mực in áo và cách pha mực chuẩn màu nhé.
Xem thêm: 1 SỐ LƯU Ý VÀ HƯỚNG DẪN THAY MỰC MÁY PHOTOCOPY TẠI NHÀ
Hi vọng bài viết trên của Trang Nguyễn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích! Mọi thắc mắc về thông tin sản phẩm và các dịch vụ khác quý khách vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện cho nhân viên tư vấn 0916280727 để được hỗ trợ.
Hotline: 02923 783494 – 0916280727 để được tư vấn.
Nguồn: Trang Nguyễn